Phân loại Đậu_tương

Hạt của rất nhiều giống đậu tương phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Chi Glycine từng được Carl Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển Genera Plantarum.Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - glykys (ngọt) và có thể đề cập đến chất ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo, Glycine apios, nay là Apios americana. Đậu tương được trồng được xuất hiện đầu tiên trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi Phaseolus max L. Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài này.

Chi Glycine Willd. được chia thành 2 phân chi Glycine và Soja. Phân chi Soja (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu tương được trồng trọt Glycine max (L.) Merr., và cây đậu dại Glycine soja Sieb. & Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max, và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga.[4] Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea.[5][6]

Cũng giống như các loài cây trồng khác có thời gian thuần hóa lâu dài, mối quan hệ giữa các loài đậu tương hiện đại và các loài mọc hoang có thể không còn dấu vết ở bất kỳ mức độ chắc chắn nào.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đậu_tương http://www.britannica.com/EBchecked/topic/557184 http://books.google.com/?id=lQ9bcjETlrIC&lpg=PA15&... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://vnexpress.net/tin-tuc/cpm/khoe-dep-cung-dau... //dx.doi.org/10.2307%2F2443241 http://eol.org/pages/641527/overview //www.jstor.org/stable/2443241 http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/ild-2760 http://www.biology.ed.ac.uk/archive/jdeacon/microb...